Làm thế nào để bảo vệ da bạn khỏi ô nhiễm?

Làm thế nào để bảo vệ da bạn khỏi ô nhiễm?

Da của chúng ta bị tấn công hàng ngày bởi các gốc tự do. Đây là những phân tử không ổn định được tạo ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, thức ăn chiên rán và ô nhiễm. Khi các gốc tự do tiếp xúc với da của bạn, chúng có thể đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa, chẳng hạn như gây ra đốm đen, da khô và nếp nhăn. Và nếu bạn sống trong một thành phố, tác động còn có thể tồi tệ hơn nữa. 

Một nghiên cứu đột phá được công bố trên Tạp chí điều tra về Da liễu (Journal of Investigative Dermatology) đã theo dõi 400 phụ nữ sống ở môi trường thành thị và nông thôn trong 24 năm. Kết quả cho thấy những phụ nữ tiếp xúc mức độ ô nhiễm cao hơn có nhiều đốm đồi mồi và nếp nhăn hơn so với những người chị em cùng quê. Người ta cho rằng những hạt ô nhiễm cực nhỏ (nhỏ hơn khoảng 20 lần so với lỗ chân lông của bạn), có thể xâm nhập vào các lớp sâu của da nơi chúng gây ra viêm và lão hóa. 

Ô nhiễm không khí cũng có thể làm tăng tác động của các chất ô nhiễm gây hại cho da khác. Chúng ta biết rằng ánh sáng mặt trời hay còn gọi là tia UV có hại cho da; nó làm tăng nguy cơ ung thư da và phân hủy collagen. Nhưng bây giờ bằng chứng cho thấy tia UVA kết hợp với hydrocacbon thơm đa vòng (một số chất ô nhiễm bao gồm khói thải và khói thuốc lá) làm tăng đáng kể sự xuất hiện của lão hóa da.

Điều tồi tệ hơn, mức độ ô nhiễm đang gia tăng lên. Một cuộc khảo sát năm 2018 của Đại học Exeter và Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy 2/3 chúng ta hiện đang sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí 'không an toàn'. Nói cách khác, nhiều người trong chúng ta sẽ phải đối mặt với những tác hại của ô nhiễm trên da của chúng ta. Vậy bạn có thể làm gì để bảo vệ da khỏi ô nhiễm?

Bài viết của Rosalind Ryan, một nhà báo tự do về sức khỏe từ Brighton - UK. Cô là cộng tác viên thường xuyên cho các tạp chí và trang web bao gồm Healthy, Weight Watchers, Vitality, Health & Fitness và Top Santé.

 

Bước 1: Rửa thật sạch da

Rửa mặt rồi lau nhanh một vòng bằng khăn là không đủ để làm sạch chất ô nhiễm. Bạn cần một loại sữa rửa mặt không chỉ loại bỏ lớp trang điểm và kem chống nắng trên bề mặt da mà còn phải hoạt động đủ sâu để loại bỏ các chất ô nhiễm siêu nhỏ. Sữa rửa mặt thải độc chống ô nhiễm của Manuka Doctor có chứa các hạt tẩy tế bào chết nhỏ li ti giúp nhẹ nhàng làm sạch da, và chiết xuất hoa đào đã được chứng minh là làm giảm tác hại của tia UV.

Bước 2: Phục hồi da và bổ sung dưỡng chất

Sau khi làm sạch, sử dụng kem dưỡng ẩm giàu chất chống oxy hóa để nuôi dưỡng làn da và giảm tác động của các gốc tự do. Các thành phần như bơ hạt mỡ, bơ ca cao và dầu chùm ngây (tất cả đều có trong Kem dưỡng đêm phục hồi da chống ô nhiễm của Manuka Doctor) là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, được chứng minh là giúp trung hòa tác hại của các gốc tự do và giảm viêm. Bạn cũng có thể tăng cường lượng chất chống oxy hóa bằng cách ăn nhiều trái cây và rau tươi, đặc biệt là quả việt quất, dâu tây và rau bina.

Bước 3: Bảo vệ da chống ô nhiễm

Bước cuối cùng là dưỡng da. Kem chống nắng nên có ít nhất SPF15, nhưng tại sao bạn không thử dùng sản phẩm tạo lớp bào vệ chống ô nhiễm? Tìm kiếm các thành phần hoạt tính được biết là có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường, chẳng hạn như húng đắng lông trắng (White Horehound hay Marrubium Vulgare, thuộc họ cây bạc hà). Các nghiên cứu đã phát hiện ra chiết xuất từ loại thực vật này có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Nọc ong cũng đã được chứng minh là có khả năng ức chế tác hại của tia UV và tăng cường phục hồi các tế bào da bị tổn thương do tia UVB. Kem lót ngày bảo vệ da chống ô nhiễm Manuka Doctor chứa cả hai loại trên, cùng với các thành phần làm dịu da khác.

Nếu bạn bị hen suyễn, đang mang thai hoặc có các tình trạng sức khỏe khác, bạn nên kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí tại nơi bạn ở mỗi ngày trước khi ra khỏi nhà.

 

Nguồn tham khảo
1. Medical News Today. How do free radicals affect the body?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/318652.php
2. Vierkötter A, et al. Airborne Particle Exposure and Extrinsic Skin Aging. J Invest Dermatol. 2010 Dec;130(12):2719-26.
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0022202X15346455
3. Burke KE, Wei H. Synergistic damage by UVA radiation and pollutants. Toxicol Ind Health. 2009 May-Jun;25(4-5):219-24.
https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/0748233709106067
4. Bawden T. The Independent. Revealed: The map that shows most of us are living in areas with ‘unsafe’ air pollution.
https://inews.co.uk/news/environment/air-polution-unsafe-uk-world-health-organisation/
5. Kim YH, et al. Protection of the flowers of Prunus persica extract from ultraviolet B-induced damage of normal human keratinocytes. Arch Pharm Res. 2000 Aug;23(4):396-400.
https://link.springer.com/article/10.1007/BF02975454
6. Baumann L. Skin ageing and its treatment. J Pathol. 2007 Jan;211(2):241-51.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17200942
7. Watson K, Cherney K. healthline. What Is Shea Butter? 22 Reasons to Add It to Your Routine.
https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/what-is-shea-butter
8. Scapagnini G, et al. Cocoa bioactive compounds: significance and potential for the maintenance of skin health. Nutrients. 2014 Aug 11;6(8):3202-13.
https://www.mdpi.com/2072-6643/6/8/3202
9. Sreelatha S, Padma PR. Antioxidant activity and total phenolic content of Moringa oleifera leaves in two stages of maturity. Plant Foods Hum Nutr. 2009 Dec;64(4):303-11.
https://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11130-009-0141-0
10. WebMD. 10 Nutrient-Rich Super Foods.
https://www.webmd.com/food-recipes/features/10-super-foods#1
11. Juliano C, Magrini GA. Cosmetic Functional Ingredients from Botanical Sources for Anti-Pollution Skincare Products. Cosmetics 2018, 5(1),19.
https://doi.org/10.3390/cosmetics5010019
12. Han S, et al. Inhibitory effect of bee venom against ultraviolet B induced MMP-1 and MMP-3 in human dermal fibroblasts. Journal of Apicultural Research 46(2):94-98.
https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/00218839.2007.11101374

← Bài trước Tất cả bài viết Bài sau →